Dịch vụ
Trồng đúng giống + Chăm sóc tốt = Cao su vẫn có lãi

Đó là nhận định của ông Đỗ Đức Oánh – Chủ trang trại Đoàn Kết, Phó Chủ tịch CLB trang trại TP.HCM.

“Đừng mơ  sẽ mãi ở đỉnh cao”

Với mong muốn đa dạng hóa cây trồng, năm 1997 ông đầu tư mở trang trại Đoàn Kết tại huyện Chơn Thành, Bình Phước với diện tích 36 ha. Trong đó có 27 ha nhãn, 3 ha sầu riêng và 6 ha . Vào thời điểm bắt đầu trồng thì 1 kg nhãn có giá 18 ngàn đồng nhưng đến khi vườn nhãn của ông thu hoạch được thì giá chỉ khoảng 3 – 5 ngàn đồng. Thấy việc bỏ một số vốn đầu tư lớn để làm hệ thống tưới nước, thuê kỹ sư tư vấn nhưng không có hiệu quả nên trong vòng hai năm 2004 – 2005 ông cho chặt toàn bộ 36 ha này để trồng cao su.

Ngoài diện tích ở trang trại, ông còn có 30 ha cao su kinh doanh tại Củ Chi. Với lợi thế là một người làm cao su khá lâu nên ông không gặp khó khăn gì trong việc chuyển đổi cây trồng. là cây trồng mang tính hiệu quả lâu dài, vì vậy ngay từ khâu tuyển chọn giống cần phải kỹ càng, chính ông đích thân đi quan sát, tìm hiểu các vườn giống và liên hệ với Viện NCCS VN để nhờ tư vấn.

Trong thời điểm  cao, tiền lời bình quân trừ các khoản chi phí ông thu được là 127 triệu đồng/ha/năm. Khi tổng kết sổ sách ông cũng không ngờ lại cao đến như vậy. Ông chia sẻ: “Lúc đó, tôi nghĩ rằng mức giá cao như vậy là bất hợp lý, không thể có giá khủng như vậy được. Sản phẩm mủ cao su cũng như bao sản phẩm cây công nghiệp khác, cũng chịu ảnh hưởng giá cả thị trường, chịu tác động của chu kỳ tăng giảm, giá lên cao rồi cũng có thời điểm sẽ giảm xuống. Vì vậy, khi có lợi nhuận khủng thì tôi cũng tính toán chi tiêu hợp lý, có phương án khi giá xuống thấp. Và chúng ta cũng đừng bao giờ mơ giá cao mãi”.

Trồng đúng giống + Chăm sóc tốt = Cao su vẫn có lãi

Cao su là cây có hậu, sẽ không phụ lòng người trồng, chăm sóc
Ảnh: Tùng Châu

“Như quy luật trăng tròn lại khuyết, sông đầy lại vơi. Người trồng cao su cần phải hiểu biết, nắm vấn đề, tiên đoán trước tình huống để bình tĩnh xử lý. Bình tĩnh trên cơ sở có tính toán, khi thu lợi nhuận trong vòng hai năm giá mủ cao thì phải chi tiêu hợp lý, để dành đầu tư vào vườn cây khi giá mủ giảm, ông Oánh cho biết thêm.

Cao su là cây có hậu

“Theo quan điểm của tôi, cây cao su là cây có hậu. Cao su là cây dễ trồng nếu như chúng ta nắm chắc được kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Cũng như chăn nuôi bò sữa, nếu chăm sóc tốt và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ cho sữa nhiều. Tôi nói cây có hậu nếu chúng ta biết nâng niu, chăm sóc. Nếu năm nay chúng ta chăm sóc tốt thì sang năm cây sẽ cho mủ nhiều. Ngược lại, nếu cứ vắt kiệt sức của cây thì cây sẽ không cho sản lượng cao. Trồng và chăm sóc cao su là cả một quá trình dài, dù giá mủ cao su xuống nhưng cũng không thể lơ là, chế độ chăm sóc, phân bón phải đầy đủ như  năm giá cao. Dù lợi nhuận có giảm nhưng đầu tư tối thiểu cho cây không được cắt giảm. Đối với công nhân cũng vậy, phải đảm bảo mức sống cho họ”, ông phân tích.

Năm nay giá mủ xuống thấp, nhiều hộ  chặt bỏ để trồng cây khác, số còn lại thì kêu lỗ. Về việc này, ông cho hay: “Lỗ vốn không sai nhưng đó là kết quả của việc không am hiểu. Năm nay nhuần hai tháng 9, nhiều người không để ý. Thay vì tháng 6 mở miệng cạo thì đầu tháng 5 đã cạo, thời tiết oi bức, không cho mủ nhiều, ngay chính tôi cũng không có lời khi cạo vào đầu tháng 5. Qua tháng 6, mỗi ha tôi vẫn lời được 1,3 triệu đồng. Nếu giữ mức giá này, từ tháng 8 trở đi thì tôi sẽ lời khoảng 100 triệu cho 36 ha mỗi tháng. So với nhiều người, tôi thấy thu nhập này khá cao. Và nếu như giá xuống chạm đáy, lỗ vốn thì tạm ngưng cạo một thời gian. Nếu ngưng cạo thì cũng không cần phải đầu tư quá nhiều. Nhưng tôi tin theo quy luật của thị trường, giá chạm đáy thì sẽ tăng trở lại”.

TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Sẽ có gói giải pháp kỹ thuật bổ sung Quy trình Kỹ thuật 2012

Ngày 30/7, TGĐ VRG Trần Ngọc Thuận đã có buổi làm việc với Viện NCCS, Ban Quản lý Kỹ thuật và các ban chuyên môn về giải pháp kỹ thuật bổ sung quy trình kỹ thuật (QTKT) 2012 nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trong lĩnh vực nông nghiệp.

 
Định vị khu vực để đầu tư phù hợp

Theo ông Lại Văn Lâm – Trưởng ban QLKT, dù đầu tư giống nhau nhưng năng suất đạt được của các vùng khác nhau do điều kiện tự nhiên. Thêm vào đó, có những vườn cây độ tuổi bằng nhau, chất lượng giống tốt như nhau nhưng hiệu quả năng suất lại khác xa nhau do yếu tố quản lý của từng đơn vị. Vì vậy, để phát huy sự năng động quản lý tại cơ sở thì Tập đoàn cần phải xác định mức đầu tư hợp lý đối với từng vùng.

Có thể định vị khu vực để đầu tư thích hợp như nhóm 1 gồm các công ty miền Đông Nam bộ (ĐNB) có năng suất 2 tấn/ha trở lên, nhóm 2 là những công ty có năng suất 1,8 tấn/ha và nhóm 3 có năng suất 1,6 tấn/ha. Từ đó, xác định suất đầu tư tốt nhất ở ĐNB, lấy đó làm mốc để điều chỉnh mức đầu tư theo năng lực của mỗi vùng, nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động chọn lựa giải pháp tích cực, thích hợp với điều kiện thực tế của mình.

Cùng quan điểm với Ban QLKT, ông Phan Thành Dũng – Quyền Viện trưởng Viện NCCS nhấn mạnh: “QTKT năm 2012 không phải bất biến mà cần bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tế. Hiện nay vùng trồng cao su chủ lực và có năng suất cao nhất là ĐNB. Năng suất vườn cây là do nhiều yếu tố tạo thành như điều kiện đất đai, giống, khí hậu, chăm sóc… ngoài các yếu tố về kỹ thuật thì năng suất còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố quản lý.

Về mục tiêu lâu dài của Tập đoàn hướng đến là tăng năng suất vườn cây, sản xuất bền vững, tăng năng suất lao động, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất. Thực trạng hiện nay cho thấy hiệu quả của việc sử dụng đất tại một số đơn vị còn thấp vì vậy nếu muốn đạt được mục tiêu đề ra thì Tập đoàn phải quyết liệt hơn nữa trong việc khảo sát đất. Trong quá trình kiểm tra nếu thấy đất không phù hợp thì Tập đoàn phải chỉ đạo không được trồng cao su trên diện tích đất xấu, không đem lại hiệu quả. Bên cạnh việc bổ sung những giải pháp vào QTKT thì các đơn vị cần phải quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nông nghiệp giỏi, có chuyên môn cao”.

Những giải pháp kỹ thuật bổ sung sẽ áp dụng ngay trong năm 2014

Các công tác về giống, bón phân, trồng thảm phủ, thu hoạch mủ đều được đưa ra thảo luận tại cuộc họp và nhận được sự đồng thuận cao của các ban chuyên môn. Cụ thể, về công tác bón phân sẽ khuyến cáo bón phân tùy theo điều kiện của từng vùng, căn cứ vào thực trạng của đất và giống. Tỷ lệ dặm phải có khuyến cáo cụ thể tỷ lệ hàng năm để các công ty chủ động trong việc trồng cây giống…

Kết luận tại cuộc họp, TGĐ Trần Ngọc Thuận hoàn toàn nhất trí với những đề xuất giải pháp của Ban QLKT và Viện NCCS VN đưa ra. TGĐ cho biết, “Có thể nói, bổ sung những giải pháp kỹ thuật trong QLKT là một cuộc cách mạng trong công tác về quản lý đầu tư đối với lĩnh vực nông nghiệp. Cần phải xác định là đầu tư như thế nào để đem lại kết quả tối ưu. Nên nhận thức và có quan điểm phù hợp trong điều kiện tình hình thực tế, nếu những hạng mục nào không trực tiếp đầu tư cho vườn cây thì tạm thời dừng để tập trung đầu tư tăng năng suất vườn cây.

Trong thời gian sớm nhất, Ban QLKT và Viện NCCS cùng thống nhất và hoàn thiện giải pháp kỹ thuật, sau đó tham khảo ý kiến của cơ sở. Phải bổ sung giải pháp kịp thời và đưa vào áp dụng ngay trong năm 2014 để giải quyết những yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay”.